Fanpage Facebook

Danh mục sản phẩm

Hổ trợ trực tuyến

Mr.Đăng - 0903 07 1102

Mr.Đăng - 0903 07 1102

Tư vấn viên - 0983 23 8192

Tư vấn viên - 0983 23 8192

Thống kê

  • Đang online 0
  • Hôm nay 0
  • Hôm qua 0
  • Trong tuần 0
  • Trong tháng 0
  • Tổng cộng 0

Hiện Tượng Bóng Đè Khi Ngủ - Cách Phòng Tránh !

 

HIỆN TƯỢNG BÓNG ĐÈ KHI NGỦ:

1. Hiện tượng bóng đè là gì?

Theo một nghiên cứu, có đến 10 - 40% dân số thế giới bị bóng đè ít nhất 1 lần trong đời.

Bóng đè thường có một số dấu hiệu chung đó là khi bạn đang ngủ say nhưng cảm thấy bỗng dưng bị tức ngực, khó thở, toàn thân tê cứng, không cử động được,... giống như con người thật của bạn đang bị suy hô hấp, ngừng tim nhưng lại không thể nào la hét hay vùng vẫy được. Nhiều người tỉnh dậy nhưng vẫn rất hoảng sợ, rất khó ngủ trở lại.

Trong dân gian, con người cho rằng bóng đè là do có người âm hoặc thế lực thần thánh gây ra, cũng có thể người mắc phải bị yếu bóng vía. Do đó có nhiều người tâm lý hoảng sợ nên dùng nhiều cách để hy vọng khắc phục hiện tượng này như dán bùa, uống nước thánh,... Vậy lý giải hiện tượng bóng đè theo khoa học như thế nào?

Nghiên cứu của ngành Tâm Thần Học chia hiện tượng bóng đè thành 3 loại: Ảo giác đột nhập, ảo giác thăng bằng và ảo giác thực thể.

Ảo giác đột nhập:
Những người này sẽ gặp các cơn co cơ hoặc vô cùng mệt mỏi sau khi bị bóng đè. Khi bạn đang say ngủ bỗng dưng thấy có một người lạ đến cạnh giường của mình, có thể sẽ ngồi cạnh bạn hoặc đi xung quanh giường. Bạn sẽ thấy nỗi sợ hãi đến cao trào, nhưng không thể làm được gì, cơ thể bất động hoàn toàn hoặc tê cứng, khó thở.

Ảo giác thăng bằng:
Có thể bạn sẽ xuất hiện những giấc mơ như cơ thể mình đang bị rơi xuống vực sâu hoặc bị ngã từ trên cao xuống và cảm giác rất chân thật. Đặc biệt hơn, những người này sẽ luôn cảm thấy mình đang rơi mãi không thấy chạm đáy thì bạn sẽ chợt tỉnh giấc ngay sau đó. Đây còn gọi là cảm giác thật xuất hiện trong thực tế ảo.

Cơn sợ hãi khiến bạn tỉnh giấc và vã mồ hôi, hồi hộp, tim đập nhanh, chân tay co quắp, phải mất vài phút mới có thể trẫn tĩnh được.

Một nghiên cứu cho thấy những người bị ảo giác thăng bằng thường liên quan đến chứng rối loạn tiền đình.

Ảo giác thực thể:
Đây là loại bóng đè nhiều người gặp nhất, thường xuất hiện vào lúc gần cuối của giấc ngủ. Bạn sẽ cảm thấy khó thở, người tê cứng vì cảm giác như bị ai đó dùng lực đè vào vùng ngực hoặc bụng. Một số người có thể bị bóng đè ảo giác thực tế 2 - 3 lần mỗi đêm.

Người bị bóng đè dạng này sau khi tỉnh giấc thường thở hổn hển và đổ nhiều mồ hôi. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài có thể khiến họ bị suy nhược thần kinh hoặc cơ thể.

2. Giải mã hiện tượng bóng đè

Khác với quan niệm từ xa xưa cho rằng bóng đè là một hiện tượng do ma quỷ hoặc thần thánh gây ra thì y học, cụ thể là ngành Tâm thần học đã nghiên cứu ra rằng: Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng bóng đè như sau:

Do rối loạn giấc ngủ:
Một kết luận sau khi khảo sát hoạt động của hệ thần kinh chỉ ra rằng bóng đè là hệ quả của việc rối loạn giấc ngủ, cụ thể là do khả năng điều tiết vòng tuần hoàn ngủ-thức của não bộ bị ngắt quãng.

Nghiên cứu về giấc ngủ của một người bình thường kéo dài khoảng 90 - 110 phút và được chia làm 4 trạng thái như sau:

Giai đoạn đầu của giấc ngủ kéo dài từ 70 - 90 phút nhưng lại diễn ra 3 trạng thái:

Trạng thái 1: Chiếm 5 - 10 phút đầu tiên, bạn cảm thấy lơ mơ, chưa đi vào giấc ngủ thật sự.

Trạng thái 2: Khoảng 10 phút tiếp theo lúc này bạn ngủ đã ngủ nhẹ và khả năng dễ tỉnh giấc.

Trạng thái 3: Lúc này bạn đã bước vào giai đoạn tiền ngủ sâu, nhịp tim và nhịp thở xuống mức thấp nhất và sau đó sẽ diễn ra trạng thái 4.

Trạng thái 4: (Giai đoạn sau) Đây là lúc bạn hoàn toàn ngủ sâu và thở đều, tư thế nằm hầu hết không đổi. Nếu bạn bị đánh thức đột ngột vào lúc này sẽ khó điều chỉnh được trạng thái cân bằng ngay lập tức mà phải định hình mất vài chục giây.

Hiện tượng bóng đè hoặc ác mộng sẽ xảy ra khi: Giai đoạn đầu của giấc ngủ rơi vào giai đoạn sau, quá trình này lặp đi lặp lại, khiến có lúc họ tỉnh nhưng vẫn duy trì trạng thái lơ mơ.

Do chấn thương tâm lý:
Theo một nghiên cứu của Mỹ, hiện tượng bóng đè còn là triệu chứng của bệnh tâm thần, thường gặp ở người bị chấn thương tâm lý, tâm thần hoảng loạn, căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, trầm cảm hoặc bế tắc trong cuộc sống. Chất lượng giấc ngủ kém cũng có thể gây ra hiện tượng bóng đè.

Bóng đè được giải thích ngắn gọn rằng tâm trí rất tỉnh táo nhưng cơ thể thì không.

Ngoài 2 nguyên nhân chính trên còn có một số nghiên cứu chỉ ra rằng hiện tượng bóng đè còn liên quan đến một số người sử dụng chất kích thích như nghiện ma túy đá, rất dễ gặp khi người nghiện bị "đói thuốc".

“Khi mọi người bước vào giai đoạn REM (ngủ mơ) của giấc ngủ, lúc mà mắt bạn sẽ chuyển động rất nhanh trong khi nó vẫn nhắm, bạn có nhiều nguy cơ gặp bóng đè. Điều này gây ra bởi sự chồng chập giữa giai đoạn ngủ REM, và sóng não khi bạn vẫn còn thức”, một chuyên gia tâm thần giải thích.

Matteo Vatta là một bác sĩ tim mạch tại Đại học Y Baylor, Texas. Ông đang nghiên cứu mối quan hệ giữa hội chứng đột tử khi ngủ, giấc ngủ REM và bóng đè. Vatta phát hiện ra những người dân Đông Nam Á có xu hướng rối loạn nhịp tim di truyền. Đó có thể là nguyên nhân gây ra cái chết của những người Hmong vào thập niên 80.

“Trái tim có thể hoạt động bình thường, phần lớn thời gian. Nhưng sau đó, nó dừng lại đột ngột”, bác sĩ Vatta cho biết. “Thường thì ngưng tim xảy ra vào ban đêm, và ở Đông Nam Á, nó gây ra nhiều cái chết cho nam giới trẻ tuổi, nhiều hơn cả tai nạn xe hơi”.

Ông tin rằng rối loạn nhịp tim có liên quan đến chứng bóng đè. Những cái chết đến trong đêm bởi trái tim của chúng ta đập yếu hơn khi ngủ. Trái tim đập chậm lại khiến tác động của những tín hiệu điện thần kinh, kích hoạt hội chứng đột tử trở nên rõ ràng hơn. Chúng ghi đè và chiếm quyền kiểm soát nhịp tim bình thường, gây ra một chứng co thắt tim chết người.

3. Mẹo thoát khỏi hiện tượng bóng đè

-Không nên phản kháng

Nếu bạn bị bóng đè, cơ thể không thể động đậy được thì hãy nằm im, đừng cố giãy dụa vì chúng sẽ trở nên tồi hơn.

-Co duỗi ngón chân và nắm chặt tay

-Co duỗi ngón chân hoặc nắm chặt bàn tay sẽ nhanh chóng đánh thức bạn.

-Tự trấn tĩnh bản thân

Khi bạn đang cảm thấy toàn thân tê liệt hãy tự an ủi mình rằng "đây là bóng đè, không có gì cả" sẽ giúp bạn nhanh chóng tỉnh táo.

-Sử dụng âm thanh

Bạn có thể ho để đánh thức bản thân vì hành động này sẽ chịu sự kiểm soát của hệ thần kinh thực vật, vì vậy khi bạn ngủ vẫn có thể điều tiết có ý thức.

-Co giật mặt

Bạn hãy thử co giật cơ mặt của mình 2 - 3 lần sẽ rất hiệu nghiệm

-Tập trung hít thở

Nếu bạn giữ được hơi thở đều và vững chắc thì có thể kiểm soát được cơ sợ hãi của bạn.

-Nhờ người ngủ chung giường đánh thức bạn

Nếu bạn ngủ chung với ai đó, hãy dặn họ rằng mỗi khi bạn cảm thấy ú ớ, thở hổn hển thì hãy nhờ họ gọi bạn dậy.

Sau khi tỉnh lại bạn nên đi rửa mặt bằng nước lạnh vì nếu ngủ tiếp bạn rất dễ gặp lại hiện tượng bóng đè.

4. Cần làm gì để phòng tránh hiện tượng bóng đè?

Để phòng hiện tượng “bóng đè”, trong nghiên cứu của tác giả Sharpless BA - Đại học Washington (Mỹ), các chuyên gia về tâm thần cho biết, cần ngủ đủ giấc, phòng ngủ thoáng, không khí lưu thông tốt, tư thế nằm thoải mái, quần áo ngủ đủ rộng để máu lưu thông điều hòa, tránh tình trạng “ngày ngủ, đêm thức”.

Hạn chế uống trà pha đậm, cà phê từ 3-5 tiếng đồng hồ trước khi ngủ vì chất cafein sẽ kích thích não bộ, ngăn chặn cơn buồn ngủ. Khi hàm lượng cafein giảm đi, người ta mới ngủ nhưng ngủ không sâu, nhất là ở “giai đoạn sau” của giấc ngủ. Không nên ăn quá no hoặc uống quá nhiều rượu, bia trước khi ngủ vì giấc ngủ trong trường hợp này thường bị não bộ bỏ qua giai đoạn “ngủ nhẹ” và “tiền ngủ sâu” nên dễ bị “bóng đè”.
Bạn nên ngủ đủ giấc, không nên thức khuya hoặc "ngủ ngày cày đêm".

Bình chọn tin tức

Bình chọn tin tức: (4.5 / 1 đánh giá)

Top

   (0)